Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng cực bắc của Việt Nam

Không biết đã bao giờ bạn đặt chân đến cực Bắc của tổ quốc chúng ta chưa. Nơi có cột cờ Lũng Cú hiên ngang sừng sững mang chủ quyền quốc gia. Không một ai đi du lịch đến Hà Giang mà không đến ngắm nhìn biểu tượng chứng nhân lịch sử thiêng  liêng này.

Cột cờ Lũng Cú không chỉ đẹp hào hùng kiêu hãnh mà còn mang rất nhiều ý nghĩa về lịch sử và địa lý vô cùng đặc biệt. Để khám phá vẻ hào hùng này, và nhiều ý nghĩa lịch sử, chúng ta tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 6

Truyền thuyết về cái tên cột cờ Lũng Cú

Theo truyền thuyết, đỉnh núi Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng. Vì vậy, cái tên Lũng Cú theo tiếng H’Mông có nghĩa là Long Cư, là vùng đất rồng thiêng lưu lại.

Còn theo như sử sách ghi lại. Vào thời vua Quang Trung, nhà vua đã cho đặt một chiếc trống đồng lớn tại đỉnh Lũng Cú. Mỗi canh giờ tiếng trống sẽ được gióng lên thể hiện chủ quyền bờ cõi của nước Việt ta. Từ đó, Lũng Cú cũng được gọi với cái tên Long Cổ, nghĩa là trống của vua.

Những truyền thuyết tuy khác nhau. Nhưng đều làm nổi bật lên một quá khứ hào hùng, vùng đất linh thiêng thuận theo trời đất.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 5

Miêu tả cột cờ Lũng Cú

Được xây dựng lần đầu vào thời Lý với độ cao 10 mét. Qua nhiều lần trùng tu cột cờ được thay đổi độ cao cũng như kích thước. Cột cờ mang dáng vẻ như hiện tại được dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn. Với hình bát giác, chân cột cờ gắn 8 tấm phù điêu khắc hoạ các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đan xen nét đặc trưng văn hoá của con người nơi đây. Phía trên 8 tấm phù điêu là 8 mặt trống đồng. Như thể hiện biểu tượng văn hoá cổ xưa. Và phần nào truyền tải câu chuyện chiếc trống đồng vang vọng bờ cõi. Chiếc trống đồng mà vua Quang Trung cho đặt tại đỉnh núi thuở xưa.

Phía trên đỉnh cột cờ có treo một lá cờ khổng lồ rộng 54 mtượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam anh hùng. Lá cờ được tung bay trên đỉnh núi Lũng Cú lần đầu vào ngày 12/8/1987. Nhìn từ dưới lên, du khách sẽ thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới đầy kiêu hãnh giữa mây trời Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 4

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đâu?

Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Có chiều cao 1470 m so với mực nước biển, cách điểm cực bắc của Việt Nam khoảng 2km. Mất khoảng 160km đường núi hiểm trở, quanh co mới từ thành phố Hà Giang đến được cột cờ Lũng Cú.

Đường đi lên cột cờ Lũng Cú

Từ thành phố Hà Giang, ngược hướng đông bắc theo quốc lộ 4C đến được với thị trấn Đồng Văn. Tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa là đến được với xã Lũng Cú. Du khách có thể đi bằng xe khách hoặc thuê xe máy.

Để lên đến đỉnh núi, du khách phải bước qua 839 bậc thang được chia làm ba chặn từ dưới chân núi lên đến đỉnh. Ban đầu bước đi có thể hơi vất vả nhưng nhìn lên ngọn cờ thiêng liêng. Một động lực vô hình thôi thúc mỗi người tiếp tục cất bước đi lên.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 3

Làm gì ở cột cờ Lũng Cú uy nghiêm?

Ngắm cảnh đẹp dưới cột cờ Lũng Cú

Từ đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn xuống cảnh vật bên dưới. Bạn sẽ thấy lựa chọn leo lên đây không hề uổng phí. Bạn sẽ thấy bao quát cảnh vật trùng trùng điệp điệp núi non. Một màu xanh tươi mới của thiên nhiên rộng lớn đẹp như tranh vẽ. Có lẽ đây là bức tranh thuỷ mặc đẹp nhất mang nhuệ khí hào hùng của vùng Đông Bắc nước ta.

Và đã leo lên đến tận đây thì cớ nào mà bỏ qua cơ hội được trèo lên đỉnh cột cờ. Theo 140 bậc thang xoắn ốc, du khách sẽ được đứng dưới chân lá cờ tổ quốc thân yêu. Chạm tay vào lá cờ trấn giữ biên cương. Ngắm mây trời lãng đãng, cảm nhận cái không khí lạnh ở trên cao. Nhìn thấy bản làng nép mình trong núi rừng, các thửa ruộng bậc thang thi nhau rực vàng lúa chín. Và còn gì đẹp hơn khi đến đây vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ làm bừng sáng cả một góc trời.

Thăm đồn biên phòng nơi tận cùng tổ quốc

Nếu có thời gian hãy ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú. Đồn biên phòng cách cột cờ gần nửa cây số. Các anh, các chú ngày đêm trấn giữ, bảo vệ đường biên giới giáp Trung Quốc. Nếu có cơ hội, có thể nhìn thấy các anh bộ đội biên phòng hực hiện nghi lễ thay lá cờ trên cột cờ Lũng Cú.

Hơn hết, đó là ghé đồn biên phòng, thăm những cháu bé có hoàn cảnh éo le ở địa phương. Các bé được các cán bộ biên phòng mang về nuôi nấng, dạy cho cái chữ, lo cho miếng ăn. Để thấm nhuần cái tình người của con người Hà Giang nói chung và các anh bộ đội cụ Hồ nói riêng.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 2

Nên đi đến cột cờ Lũng Cú vào thời điểm nào trong năm?

Có thể nói mỗi mùa đều mang mỗi vẻ đẹp riêng nên bạn có thể đến đây vào bất cứ mùa nào.

Nếu muốn thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên mơn mởn, cây trái tốt tươi thì hãy đến đây vào độ xuân về. Có hoa đào, hoa mận khoe sắc điểm thêm màu vàng hoa cải. Muốn đắm chìm trong khung cảnh những dòng thác đổ đẹp mê hồn thì ghé đến vào những ngày tháng 5. Tháng 6 – tháng 8 khô ráo thích hợp để chinh phục cột cờ Lũng Cú dưới trời rực nắng vàng. Và đến đây từ tháng 9 đến tháng 12 thì tuyệt nhất rồi. Khắp nơi nơi ngập tràn trong hương sắc hoa tam giác mạch. Bản làng rộn rã tổ chức lễ hội hoa thường niên.

Cột cờ Lũng Cú, thiêng liêng đỉnh núi rồng 1

Lưu ý

  • Đường đi đến với cột cờ Lũng Cú khá xa, do đó phải lựa chọn thật kỹ phương tiện di chuyển.
  • Vì khu vực này khách du lịch ghé thăm rất nhiều nên đường sá được trang hoàng dễ đi hơn trước. Tuy nhiên trong quá trình đến tham quan hãy hết sức cẩn thận.
  • Du khách có thể check – in thoải mái nhưng phải phù hợp với địa điểm mang tầm vóc lịch sử. Và đặc biệt không để diễn ra tình trạng viết, vẽ lên cột cờ.

Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé

Mọi người đã đến Hà Giang rồi, thì nhất định phải tham quan mua hoa Đào Hà Giang nhé. Hoặc các bạn xem thêm các điểm du lịch khác tại Hà Giang củng quyến rủ không kém nơi này

  1. Hoàng Su Phì
  2. Sông Nho Quế
  3. Đèo Mã Pí Lèng
Nội dung chính
Nội dung chính

Xem thêm