Đi du lịch ở Tây Ninh bạn nhất định phải ghé qua Tòa thánh Tây Ninh. Bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu công trình kiến trúc độc đáo làm bằng xi măng cốt tre. Nơi đây vẫn là điểm du lịch tâm linh trọng điểm của khu vực nam bộ. Hàng năm vẫn đón lượng du khách cực lớn đến tham quan tìm hiểu công trình cực kì độc đáo này.
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình tiêu biểu của đạo Cao Đài tại Tây Ninh, được xây dựng bằng xi măng cốt tre. Là điểm hành hương tiêu biểu của nhiều tín đồ ở khắp nơi trên thế giới cũng như Việt Nam.
Giới thiệu sơ lược về Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng từ năm 1933 nhưng đến 1955 mới hoàn thành do bị gián đoạn trong quá trình thi công. Còn được gọi với tên là Đền Thánh, Tòa Thánh Cao Đài hay Tòa Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tuỳ vào trình độ văn hoá, cách nhận thức về sự vật hay quan điểm tâm linh. Mà mỗi du khách đến đây sẽ khám phá ra những ý nghĩa đặc biệt của các công trình ở đây theo cách riêng.
Đạo Cao Đài ở Tòa Thánh Tây Ninh là gì?
Đạo Cao Đài là một tôn giáo có tính kết họp các tôn giáo lớn trên thế giới lại với nhau. Hiện đạo đang kết họp chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo. Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn, tức Thượng đế, với ý nghĩa là thấy rõ tâm địa con người tốt xấu ra sao. Đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, Chúa Giêsu, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm… Tổng số tín đồ trên toàn cầu của đạo đạt đến mốc 4.000.000. Trong đó riêng Hội Thánh Cao Đài của Tòa Thánh Tây Ninh quản lí hơn 2.500.000 tín đồ.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Tòa Thánh Tây Ninh
Vào năm 1926, đạo Cao Đài làm lễ khai đạo tại chùa Từ Lâm Tự (hay còn gọi là chùa Gò Kén, Tây Ninh). Ngôi chùa này do Hòa Thượng Như Nhãn (còn gọi là hòa thượng Giác Hải) góp tiền mua đất và xây dựng nên. Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài, đã độ được hòa thượng Như Nhãn theo đạo Cao Đài. Và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên Phong của đạo Cao Đài. Vì thế, hoà thượng đã hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm nơi tổ chức khai đạo.
Tuy nhiên sau đó, hòa thượng Như Nhãn một phần bị mất đức tín, một phần vì bị nhà cầm quyền Pháp xúi dục. Cho nên ông không theo đạo Cao Đài nữa và đòi lại chùa. Hội Thánh dưới sự chỉ dạy của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông. Đã trải qua nhiều ngày đi tìm đất để cất Tòa Thánh mới. Cuối cùng đã tìm được mảnh đất thánh địa mà Tòa Thánh Tây Ninh đang tọa lạc đến ngày nay.
Trải qua nhiều biến cố xuất phát từ nội bộ, kinh phí và sự đàn áp của thực dân Pháp mà việc xây dựng Tòa Thánh bị gián đoạn trong nhiều năm. Cuối cùng thì công trình Tòa Thánh Tây Ninh được hoàng thành nguy nga, tráng lệ như hiện tại. Trở thành công trình khiến bao tín đồ đạo Cao Đài hãnh diện.
Tại sao Tòa Thánh Tây Ninh lại hấp dẫn du khách
Khuôn viên nội ô
Khuôn viên nội ô Tòa Thánh Tây Ninh có tổng diện tích gần 1 km2 . Có gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ như Toà Thánh, Đền thờ Phật Mẫu, Bảo tháp… Tất cả được nối liền nhau bởi những con đường lớn. Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Tòa thánh dài 140 m, rộng 40 m, cửa chính hướng về phía Tây. Với Tam Đài cao 36 m, Hiệp Thiên Đài (hai lầu chuông) cao 25 m, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài và Nghinh Phong Đài cao 30 m.
Kiến trúc các cổng
Tòa Thánh có 12 cổng đều được chạm khắc hình long, lân, quy, phụng và hoa sen. Cổng nào cũng được xây theo kiểu tam quan như kiến trúc cổng chùa ở nước ta. Đó là một cổng gồm có 3 lối vào. Cổng Chánh Môn là cổng lớn nhất với trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu. Ngay trước mặt của Tòa Thánh Tây Ninh, có hình con mắt tỏa ra hào quang được gọi là Thiên Nhãn. Đây là biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Đài, khiến nhiều du khách ấn tượng khi đặt chân đến đây. Bên trong tòa thánh còn thờ các vị Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Khổng Tử, Lão Tử, chúa Jesus…
Nghệ thuật khắc chạm trụ cột
Các cột trụ trong Tòa Thánh được chạm nổi hình rồng uốn lượn tinh xảo. Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp ứng với một cấp của tín đồ. Trong khu chính điện, Thiên Nhãn được gắn trên quả cầu có 3.027 ngôi sao xung quanh tượng trưng cho các vì tinh tú. Thiên Nhãn là biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế đang nhìn xuống chúng sinh. Thấy rõ mọi hành vi thiện ác của con người để thưởng, phạt công bằng.
Điểm giao thoa kiến trúc đông tây
Kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh có sự kết hợp giữa quan điểm triết học Đông – Tây. Thể hiện tổng hợp nhiều yếu tố tâm linh một cách hoà hợp giữa Phật giáo, đạo Lão và Nho giáo. Với những nét độc đáo trong lối kiến trúc, Tòa Thánh Tây Ninh được nhiều tạp chí nước ngoài viết bài giới thiệu và hết mực ca ngợi.
Công trình được thiết kế bằng các kiến trúc sư nông dân
Chỉ huy công trình kiến trúc độc đáo này là những vị trong nhóm khai đạo. Tất cả các vị này chưa từng học qua lớp kiến thức xây dựng cơ bản. Họ cũng không lên bản vẽ kiến trúc trước. Mà xây dựng theo sự ngẩu hứng làm đến đâu thiết kế miệng đến đó.
Ông Phạm Công Tắc lúc ấy là Giáo chủ đạo Cao Đài, Ông là người trực tiếp chỉ huy công trình. Ông huy động 500 tín độ đồng trinh đến phụ xậy dựng. Những người này làm việc cực kỳ thủ công và không có máy móc can thiệp. Và dĩ nhiên trong số họ củng không có ai tốt nghiệp xây dựng cả. Họ là nhựng người nông dân chân chính nhưng tác phẩm họ tạo ra quá đổi là tuyệt vời. Hàng chục ngàn họa tiết điêu khắc, hàng chục bức tượng đạt trình độ mỹ thuật cao. Đây là niềm tự hào nhất của những người nông dân ổ Tây Ninh.
Khung cảnh chung quanh khu Tòa Tháp
Không gian thoáng đãng vô cùng mát mẻ, trong lành. Cho bạn cảm giác khác hẳn không khí oi bức bên ngoài. Đó là bởi vì phía trước công trình chính của Tòa Thánh là hai khu vườn lớn, rậm rạp cây lá. Vườn có những cây dầu, cao su… lâu năm được trồng từ trước khi công trình này được xây dựng nên.
Du khách có thể đứng bên ngoài và ngắm hai khu vườn trong khu di tích mà không được vào bên trong vườn. Bởi hiện nay cả hai khu vườn đều được rào kín để đảm bảo an toàn cho du khách và những con thú có trong đó. Vẻ đẹp của Tòa Thánh phô ra vẻ uy nghiêm, lộng lẫy nhất có lẽ chính là vào buổi tối. Buổi tối đèn được thắp sáng rực, hai lầu chuông Hiệp Thiên Đài toả sáng. Với nhiều hệ thống đèn khác nhau làm cho Toà Thánh đẹp đến lạ lùng.
Tòa Thánh Tây Ninh nằm ở đâu?
Tòa Thánh Tây Ninh nằm tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách thành phố Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam. Cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc.
Thời gian nên đến Tòa Thánh Tây Ninh
Bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm. Nhưng vào mùng 9 tháng giêng âm lịch và rằm tháng 8 âm lịch là thời điểm nên đi nhất. Vì lúc này là khoảng thời gian diễn ra hai lễ hội lớn nhất ở đây. Những ngày này vô cùng nhộn nhịp với hàng lượt khách thập phương đến tham quan, tham gia lễ hội. Thời gian nhiều người lựa chọn đến tham quan là vào khoảng 12 giờ trưa. Đó là giờ Tòa Thánh hành lễ. Bạn sẽ được tham dự giờ hành lễ trang nghiêm của đạo hữu Cao Đài. Bạn sẽ biết thêm về một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá tâm linh ở nước ta.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh
Xe khách
Du khách bắt xe tại bến xe An Sương đi Tây Ninh. Chi phí cho hành trình này là 60.000 đồng/lượt. Tới bến xe Tây Ninh du khách đi xe ôm hoặc taxi đến Tòa Thánh Tây Ninh. Khoảng cách từ bến đến khu du lịch chỉ có 5km, nên du khách chọn mức giá phù họp đỡ phải bị chặt chém nhé.
Xe buýt
Du khách đi các chuyến xe buýt số 701,703, 704 ở Sài Gòn xuống ngã 3 Gò Dầu. Ở đây du khách đi thêm chuyến nữa là bắt xe buýt để tới được Tòa Thánh Tây Ninh.
Xe máy
Phương tiện này dành cho các phượt thủ, du khách di chuyển theo cung đường sau: Quốc lộ 22 đi Tây Ninh, đến huyện Gò Dầu. Cho đến khúc tách nhánh quốc lộ 22A và 22B, du khách chạy theo quốc lộ 22B. Đi đến thị xã Tây Ninh, đi thêm 5km là tới Tòa Thánh Tây Ninh.
Ăn gì khi đi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh?
Thằn lằn núi
Đi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh mà không ăn món Thằn lằn núi thì củng như bạn chưa từng đến đây. Món đặc sản này được tung hô là đệ nhất ẩm thực ở Tây Ninh bởi vì nó như một loại thuốc bổ dưỡng. Thằn lằn núi được chọn là phải sống ở Bà Đen và chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc nam nên thịt dai, vô cùng bổ dưỡng. Thằn lằn núi có thể chế biến thành rất nhiều món. Như chiên dòn, nấu cháo, hoặc hấp xả… Tất cả đều là món ăn thơm ngon lại là đặc sản không thể thiếu được trong các buổi liên hoan, nhậu nhẹc.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đơn giản gồm có bánh canh, nước lèo, giò heo, thịt lạc, huyết…Nước lèo là huyết mạch trong món ăn, bởi vì nó được ninh từ xương và nêm nếm gia vị gia truyền của Tây Ninh. Bí quyết bí ẩn của món này là phải dùng nguyên phụ liệu chính thống của địa phương mới có thể làm ra món ăn này.
Bánh tráng cuốn phơi sương
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng Tây Ninh là đặc sản nổi tiếng từ bắc vào nam. Để làm nên những chiếc bánh tráng người làm bánh mất khá nhiều công phu từ bước chọn nguyên liệu cho tới tráng bánh. Sau đó màng bánh đi phơi sương đều được người làm dồn hết tâm sức vào đây. Món đặc sản này rất ngon khi ăn kèm cùng thịt, rau sống. Đây có thể gọi là món ăn được rất nhiều người yêu thích nhất là vào những ngày hè nắng nóng.
Ở đâu khi đi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh?
Tòa Thánh Tây Ninh nằm cách thành phố Tây Ninh khoảng 5km. Cho nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về chổ nghỉ ngơi khi đi đến đây du lịch. Tại thành phố Tây Ninh có rất nhiều nhà nghỉ khách sạn đầy đủ chi phí thể loại sang hèn đáp ứng mọi tiêu chuẩn. Bạn có thể tham khảo bảng giá trên các trang đặt phòng trực tuyến trước khi đến đây.
Lưu ý
Vào tham quan bên trong Tòa Thánh thì nên bỏ giày dép để bên ngoài. Chỉ nên chụp cảnh vật và không được chụp hình người với nền là Thiên Nhãn. Muốn lên tầng trên để chụp ảnh toàn cảnh Tòa Thánh thì bạn có thể xin phép người quản lý ở đó.
Du khách chỉ có thể đi vào Đại Điện từ hai bên cửa. Nam đi vào bên cửa bên phải, nữ đi cửa phía bên trái. Không được vào chính giữa của khu chính điện tham quan, chụp hình mà chỉ được nhìn từ hai bên. Đến những nơi tâm linh như Tòa Thánh Tây Ninh, bạn phải tuân theo hướng dẫn của các thầy. Đi đúng cửa quy định, không gây ồn ào và chỉ chụp hình ở nơi được cho phép.
Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé
Tham khảo: vị trí Tòa Thánh. Hoặc các bạn có thể xem thêm các địa điểm du lịch khác tại Tây Ninh ở link bên dưới